Các tác phẩm văn học lớp 12

Các tác phẩm văn học lớp 12

Những bài viết đầy đủ nhất

II. Các thể loại văn học lớp 12

1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

– Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất.

– Tuyên ngôn Độc lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

– Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng phát xít. Ở Việt Nam nhân cơ hội Nhật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe doạ bởi dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch.

– Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu gọi khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.

2. Kim Lân và  Vợ nhặt

– Kim Lân (1920 – 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn.

– Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)…

Truyện ngắn Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

Nội dung

– Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

– Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

Tác phẩm xây dựng được tình huống truyện độc đáo : Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.

3. Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ

– Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước.

– Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính : Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc

Nội dung

Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

4. Nguyễn Trung Thành và  Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy.

– Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.

– Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

– Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng cây xà nu.

– Qua câu chuyện bi thương của của nhân vật Tnú và cuộc nổ dậy của dân làng Xô Man, nhà văn khẳng định : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranyh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.

5. Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình (trích)

Nguyễn Thi:

Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ. Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

Nội dung

– Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình phản ánh hiện thực đau thương nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước.

– Tình huống truyện : Việt – một chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn ; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

6.  Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa

– Nguyễn Minh Châu ( 1930– 1989), trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.,ông là  1 trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt nam thời kì đổi mới.

– Chiếc thuyền ngoài xa thuộc thể loại tác phẩm văn học Truyện ngắn, được viết 8/1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được sáu năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra.

– Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

Nội dung

– Qua suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; ta thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

– Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

7. Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân : ( 1910-1987).

– Nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có vị trí và đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại, đưa thể tùy bút, bút ký đạt đến trình độ nghệ thuật cao làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, đem đến cho nền văn học hiện đại một phong cách văn học tài hoa, độc đáo.

Người lái đò sông Đà là tác phẩm thuộc thể loại Tùy bút. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.

Nội dung

– Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

8.  Kịch: Hồn Trương Ba da Hàng thịt- Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ là một cây bút tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, đặc biệt là kịch. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của LQV sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê Bắc Bộ đã in dấu nhiều trong sáng tác của ông sau này. Ở thể loại nào người đọc cũng bắt gặp một LQV với tâm hồn nổi gió, sức sống mãnh liệt và khả năng sáng tạo miệt mài. Năm 2000, Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu. Các tác phẩm chính : Thơ : Hương cây, Mây trắng, Bầy ong trong đêm sâu Kịch : Sống mãi tuổi 17, Mùa hạ cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Nàng Si-ta,…

– Đây là tác phẩm thuộc thể loại kịch của Lưu Quang Vũ, một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.

(Nguồn: https://thptsoctrang.edu.vn/kien-thuc-co-ban-cac-the-loai-van-hoc-lop-12/)

Những bài viết đầy đủ nhất 2

 Tác giả – Tác phẩm tập 1

1. Vài nét về nhà văn Nam Cao – Ngữ Văn 12

2. Giới thiệu tác giả Tố Hữu – Ngữ Văn 12

3. Tác giả Hồ Chí Minh

4. Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh

5. Tác giả Phạm Văn Đồng

6. Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng

7. Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi

8. Tác giả Xte-phan Xvai-gơ

9. Đô-xtôi-ép-xki – Xtê-phan Xvai-gơ

10. Tác giả Cô-phi An-na

11. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2013 – Cô-phi An-na

12. Tác giả Quang Dũng

13. Tây Tiến – Quang Dũng

14. Tác giả Tố Hữu

15. Việt Bắc – Tố Hữu

16. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

17. Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

18. Tác giả Nguyễn Đình Thi

19. Đất nước – Nguyễn Đình Thi

20. Dọn về làng – Nông Quốc Chấn

21. Tác giả Chế Lan Viên.

22. Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

23. Tác giả Nguyễn Duy

24. Đò Lèn – Nguyễn Duy

25. Tác giả Xuân Quỳnh

26. Sóng – Xuân Quỳnh

27. Tác giả Ba-sô

28. Tác giả Thanh Thảo

29. Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo

30. Bác ơi – Tố Hữu

31. Tác giả Pôn Ê-luy-a

32. Tự do – Pôn Ê – luy -a

33. Tác giả Nguyễn Tuân

34. Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

35. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

36. Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

37. Tác giả Võ Nguyên Giáp

38. Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp

 Tác giả – Tác phẩm tập 2

1. Tác giả Ma Văn Kháng

2. Tác giả Trần Đình Hượu

3. Tác giả Tô Hoài

4. Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

5. Tác giả Kim Lân

6. Vợ nhặt – Kim Lân

7. Tác giả Nguyễn Trung Thành

8. Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

9. Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam

10. Tác giả Sơn Nam

11. Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi

12. Tác giả Nguyễn Minh Châu

13. Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

14. Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng

15. Tác giả Nguyễn Khải

16. Một người Hà Nội – Nguyễn Khải

17. Tác giả Lỗ Tấn

18. Thuốc – Lỗ Tấn

19. Tác giả Sô-lô-khốp

20. Số phận con người – Sô-lô-khốp

21. Tác giả Hemmingway

22. Ông già và biển cả – Hemingway

23. Tác giả Lưu Quang Vũ

24. Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

25. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu

(Nguồn: https://loigiaihay.com/tac-gia-tac-pham-van-12-c360.html)

Những bài viết đầy đủ nhất 3

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

June 27, 20163133996

 Share

Trong phần thân bài, các em cần giới thiệu khái quát về  tác giả và tác phẩm trước khi đi vào luận điểm chính của bài văn. Ý này chiếm 0,5 điểm trong đề thi, nhiều em bỏ qua bước này. Các em cần nêu được những ý chính sau :

1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

-Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất.

– Tuyên ngôn Độc lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

– Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng phát xít. Ở Việt Nam nhân cơ hội Nhật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe doạ bởi dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch.

– Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu gọi khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.

2. Kim Lân và  Vợ nhặt

– Kim Lân (1920 – 2007), là cây bút chuyên viết truyện ngắn.

– Những sáng tác của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)…

Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

Nội dung

– Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

– Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

Tác phẩm xây dựng được tình huống truyện độc đáo : Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.

3. Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ

– Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước.

– Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính : Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)

Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc

Nội dung

Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

4. Nguyễn Trung Thành và  Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành công của ông gắn với mảnh đất ấy.

– Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết “hịch thời đánh Mĩ”. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.

– Truyện “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

– Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên thông qua hình tượng cây xà nu.

– Qua câu chuyện bi thương của của nhân vật Tnú và cuộc nổ dậy của dân làng Xô Man, nhà văn khẳng định : dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranyh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.

5. Nguyễn Thi và Những đứa con trong gia đình (trích)

Nguyễn Thi:

Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ. Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Có biệt tài phân tích tâm lí sắc sảo.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

Nội dung

– Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình phản ánh hiện thực đau thương nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ : lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước.

– Tình huống truyện : Việt – một chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn ; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.

6.  Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa

– Nguyễn Minh Châu ( 1930– 1989), trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.,ông là  1 trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt nam thời kì đổi mới.

– Chiếc thuyền ngoài xa được viết 8/1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được sáu năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra.

– Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

Nội dung

– Qua suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; ta thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

– Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu, điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

7. Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân : ( 1910-1987).

– Nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, có vị trí và đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại, đưa thể tùy bút, bút ký đạt đến trình độ nghệ thuật cao làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, đem đến cho nền văn học hiện đại một phong cách văn học tài hoa, độc đáo.

Người lái đò sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.

Nội dung

– Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

8.  Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

– Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Có sở trường về tuỳ bút, bút kí

– Lối viết : sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa.

– Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên

– Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích học trong SGK là phần thứ nhất.

Ý nghĩa văn bản:

Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương ; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

9. Việt Bắc – Tố Hữu

-Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông theo sát những chặng đường của cách mạng Việt Nam.

-Bài thơ “Việt Bắc” – kiệt tác của Tố Hữu cũng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.

Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa.

Tác giả đã chọn thể thơ lục bát và lối hát đối đáp như trong ca dao dân ca và hình tượng hoá Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến là Ta – Mình. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.

10. Sóng – Xuân Quỳnh

– Nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu,  hạnh phúc đời thường bình dị.

– Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc.

Tác phẩm

+ Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.

+ Là bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”.

11. Đàn ghi ta của Lor-Ca – Thanh Thảo

Nhà thơ Thanh Thảo:

– Một trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.

– Muốn cuộc sống được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi; đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những khuôn sáo bằng những nhịp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.

(Nguồn: https://lop12.edu.vn/khai-quat-cac-tac-gia-va-tac-pham-trong-chuong-trinh-thi-thpt-quoc-gia-mon-van/)

(Nguồn: https://hoctot.net.vn/soan-van-12)

Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started